Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền tại Trung Quốc là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân nước này. Nếu như ở Việt Nam, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp đầu năm mới thì tại Trung Quốc, họ cũng bắt đầu một năm với nhiều món ăn truyền thống mang nhiều ý nghĩa may mắn.

1. Mì trường thọ

 Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Mì trường thọ được làm từ loại mì trứng sợi dài, có màu vàng tươi. Khi chế biến, sợi mì sẽ được giữ nguyên kích thước, biểu trưng cho một cuộc sống trường thọ.

Món ăn này phổ biến trong các bữa tiệc sinh nhật và dịp Tết cổ truyền của người Trung Quốc. Tùy vào khẩu vị, thực khách có thể thưởng thức món ăn theo dạng mì xào hay mì nước.

2. Bánh trôi tàu

 Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Bánh trôi tàu là món tráng miệng nổi tiếng tại Trung Quốc với phần bánh làm từ gạo nếp và đậu đỏ (hoặc đậu xanh), thả trong bát nước đường. Bánh trôi tàu trong tiếng Trung được đọc là Tangyuan, gần âm với từ đoàn tụ. Cho nên, món ăn thường được nấu trong những dịp đoàn viên gia đình và năm mới.

3. Bánh hấp Zongzi

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Bánh hấp Zongzi cũng là một trong những món ăn mang ý nghĩ may mắn trong dịp đầu năm mới của người dân Trung Quốc. Món ăn truyền thống này có ý nghĩa biểu trưng cho một vụ thu hoạch ngũ cốc bội thu trong năm tới. Bánh đơn giản được làm từ gạo nếp, đậu phộng, hạt dẻ Trung Quốc, thịt lợn và gói lại bằng lá tre.

4. Bánh gạo Nian Gao

Vào ngày đầu năm mới, người dân Trung Quốc thường ăn bánh Nian Gao với mong ước một năm mới luôn tốt đẹp. Cái tên Nian Gao đồng âm với từ “một năm mới cao” nghĩa là một năm mới ngày càng tốt đẹp, ngày càng phát triển và sung túc hơn. Đây cũng là một món quà tốt đẹp nhân dịp đầu xuân, đặc biệt nó còn ý nghĩa hơn nếu gia đình có con sắp vào đại học hoặc chuẩn bị thăng chức… nhận được món quà này. Bên cạnh đó, theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Tùy theo mỗi vùng có cách chế biến khác nhau. Nian Gao có thể chế biến thành món mặn cho bữa chính hoặc món tráng miệng nhân ngọt với nguyên liệu chính là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là, được lót lá sen. Màu của đường tạo nên màu của bánh (trắng hoặc nâu). Vì thế mà ở mỗi địa phương cũng có những loại bánh Niên Cao khác nhau, ví như ở là bánh Niên Cao màu trắng, ở lại là màu nâu,…

5. Luahan Zhai

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Luahan Zhai là món chay nổi tiếng với nguyên liệu là nhiều loại rau củ quả. Món ăn xuất phát từ bữa cơm của những vị sư tại Trung Quốc. Trong dịp năm mới, người Trung Quốc thưởng thức Luahan Zhai cho bữa ăn đầu tiên với hy vọng rằng các thành viên gia đình sẽ có chế độ ăn lành mạnh trong 5 ngày đầu của năm mới.

6. Heo sữa quay

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Không chỉ mang ý nghĩa may mắn trong năm mới, heo sữa quay còn được ưa thích bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn. Lớp da heo giòn tan với màu vàng rụm, bên trong là lớp thịt chín mềm và không bị khô. Để làm được món heo sữa quay ngon đúng vị đòi hỏi quá trình chế biến công phu và tốn thời gian. Do đó, thông thường các gia đình Trung Quốc sẽ đặt trước tại các nhà hàng.

7. Há cảo

Bánh Há cảo, hay bánh chẻo, là món ăn truyền thống nổi tiếng ở Trung Quốc, và thường được làm cho bữa Tất niên. Đây là món ăn thể hiện nguyện ước bình yên cho gia đình Trung Quôc trong dịp năm mới. Món bánh này được người địa phương xem như loại bánh phát tài, vì có hình dáng được ví như nén bạc. Món há cảo truyền thống của người Trung Quốc có nhân là thịt heo, cải bắp hoặc tôm.

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Đây cũng là món ăn đem lại sự đầm ấm trong gia đình, vì thông thường mỗi khi làm món bánh này, cả gia đình huy động từ già trẻ lớn bé cùng nhào bột, cán vỏ, băm nhân, gói bánh, tạo không khí quây quần vui tươi. 

8. Cá nguyên con

Cá là nguyên liệu chính cho nhiều món ăn trong dịp năm mới của người Trung Quốc. Người dân nước này quan niệm rằng ăn cá sẽ mang lại may mắn vì trong tiếng Trung, cá đồng âm với từ đầy đủ, sung túc. Thông thường, hai loại cá chép jiyu và liyu được sử dụng nhiều vì tên của chúng đồng âm với từ may mắn và món quà.

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Cá được chiên, hấp hoặc om xì dầu, ăn kèm các loại rau củ. Khi đặt lên bàn ăn, đầu cá sẽ hướng về người lớn tuổi nhất trong gia đình và đĩa cá được giữ nguyên vị trí trong suốt bữa.

9. Thịt viên đầu sư tử với cải Thượng Hải

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Sư tử là loài vật linh thiêng trong văn hóa Trung Quốc cho nên với người dân nước này, món thịt viên đầu sư tử được coi là mang sức mạnh đến cho thành viên trong gia đình. Thịt viên được chế biến thành hình đầu sư tử, ăn với cải Thượng Hải và cơm trắng- món ăn cũng không thể thiếu trong dịp Tết của người Trung Quốc.

10. Chả nem

 Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Món ăn này rất phổ biến ở các tỉnh miền Đông. Nhân nem có thể là rau củ, thịt hoặc đồ ngọt, cuốn trong một lá bột mỏng rồi rán giòn. Màu vàng ươm và hình dáng của chả nem giống như các thỏi vàng, đem lại may mắn cho năm sắp tới.

11. Trái cây tươi: Đào, Cam, Quýt

Trong dịp Tết, đào là loại trái cây không thể thiếu trong bữa ăn của người Trung Quốc. Loại trái cây này tương trưng cho sự trường cho, sung túc đủ đầy và những may mắn được truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình.

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Màu vàng và vẻ ngoài tròn đầy đặn của những trái cây như cam, quýt được coi là biểu tượng cho sự phồn thịnh và may mắn cho người Trung Quốc. Hơn thế nữa, từ quýt trong tiếng Trung đồng âm với từ vàng, nên ăn quýt trong dịp đầu năm được coi là sẽ mang đến cho mọi người nhiều tài lộc hơn trong năm mới.

12. Quả chà là sấy khô

Màu đỏ được coi là màu may mắn của người dân Trung Quốc, nó biểu trưng cho sự thịnh vượng, êm ấm và giàu sang. Trong Tiếng Trung, từ “quả chà là” có phát âm giống từ “sớm”, có nghĩa là một sự khởi đầu. Đó là lý do tại sao những quả chà là đỏ luôn được người Trung Quốc ăn vào những dịp vui nhộn, trong đó có lễ hội, lễ cưới, tiệc tân gia, lễ thôi nôi.

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Như một món ăn không thể thiếu trong ngày đầu năm mới, quả chà là thường được phục vụ dưới dạng đồ sấy khô, rất thích hợp cho việc nhâm nhi thưởng trà và nói chuyện.

13. Long nhãn

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Từ “quả nhãn” trong tiếng Trung Quốc có phát âm giống với từ “đắt đỏ” và “tròn trịa”, tượng trưng cho sự đoàn tụ. Vì thế, khi ăn món này vào dịp năm mới, người Trung Quốc hi vọng về một năm no đủ, sum vầy và không có sự chia li. Không những vậy, theo y học cổ truyền Trung Quốc thì việc ăn long nhãn rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thưởng thức nó bằng cách ăn trực tiếp hoặc pha trà.

14. Lạc

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Lạc cũng có nghĩa là “hạt trường thọ”, tượng trưng cho sức sống, tuổi thọ, sự giàu có và danh tiếng. Như một món ăn phục vụ trong dịp năm mới, lạc thường được luộc chín hoặc xào. Người Trung Quốc tin rằng ăn lạc sống sẽ tốt hơn là ăn lạc đã qua chế biến. Tuy nhiên, dù chế biến bằng hình thức nào thì khi mang ra cho mọi người ăn, lạc yêu cầu vẫn chưa bóc vỏ.

15. Các loại hạt nhấm

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Từ “hạt” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “trẻ con”, vì vậy việc ăn các loại hạt trong ngày Tết có nghĩa cầu chúc cho một năm mới con cháu đầy đàn. Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, ăn hạt hướng dương dịp năm mới tượng trưng cho việc có nhiều con trai. Hạt dưa đỏ biểu đạt cho niềm vui, hạnh phúc và sự chân thành.

16. Kẹo

Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”.

Những món ăn may mắn trong dịp năm mới của Trung Quốc

Trên mỗi khay như vậy, kẹo là một trong những thứ không thể thiếu. Kẹo thường có vị ngọt nên người Trung Quốc quan niệm rằng nếu ăn kẹo vào dịp đầu năm mới, điều đó có nghĩa họ sẽ có một khởi đầu năm mới ngọt ngào và may mắn.

Ngoài các loại kẹo được đóng gói bằng bao bì thông thường thì những loại được bọc trong giấy màu vàng cũng là một lựa chọn tốt khi xem xét việc mua quà tặng đầu năm mới ở Trung Quốc.

Du khách khách hãy nhanh tay đặt ngay cho mình một tour du lịch Trung Quốc để được một lần đón tết ở đất nước xinh đẹp này và cùng người dân ở nơi đây thưởng thức những món ăn mang đầy ý nghĩa may mắn này nhé! Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm khó quên dành cho du khách.

Lưu ý cho các du học sinh Việt Nam khi du học ở Trung Quốc năm 2023 – 2024

Điều kiện du học Trung Quốc cần có? ☎️ Gọi/Zalo: 0868.183.298

  • 1. Là công dân: Việt Nam

  • 2. Độ tuổi:từ 18 tuổi đến dưới 35 tuổi.

  • 3. Đối tượng: Học sinh đã tốt nghiệp THPT; đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ.

  • 4. Học lực: Tổng kết Học bạ 10-11-12 /Bảng điểm GPA 7.0/3.0 điểm (Học lực trung bình khá trở lên).

  • 5. Có chứng chỉ HSK: Đại học: HSK4-5; Thạc sĩ – Tiến sĩ: HSK5-6
    English: IELTS >6.0-7.5 ,TOEFL >80 ,GMAT,GRE

  • DUHOCTRUNGQUOC.VN là Trung tâm tư vấn du học Trung Quốc tại Tp.HCM (Hồ Chí Minh), Cung cấp thông tin Du học Trung Quốc năm 2023 nên chọn trường nào, điều kiện du học, hoàn thiện hồ sơ du học, chứng minh du học, Mở tài khoản ngân hàng, Xin visa du học. Du học kỳ Tháng 9/2023, Du học kỳ Tháng 3/2024; Du học kỳ Tháng 9/2024
  • Chi phí Du học 1 năm tiếng Trung 2023, Du học Đại Học, Du Học Thạc Sỹ, Du Học Tiến sỹ

  • Hồ sơ và điều kiện du học xin (Apply) – Học bổng CSC, Học Bổng Khổng tử, Học Bổng Tỉnh -Thành phố, Học Bổng Hiệu trưởng – Trường..vv

  • Vui lòng liên hệ ☎️ 0868-183-298 (Gọi hoặc nhắn tin Zalo)

Nên chọn ngành gì là nỗi lo lắng của không ít sinh viên Việt Nam, Hiện nay Du Học Trung Quốc các ngành được quan tâm nhất là:

Du học Trung Quốc ngành Kinh tế: Luật quốc tế, Quản trị kinh doanh – MBA, Tài chính –

Du học Trung Quốc ngành Ngôn ngữ: Hán ngữ Tiếng Trung – Giáo dục Hán ngữ quốc tế – Biên dịch – Phiên dịch

Du học Trung Quốc ngành Du lịch: Quản lý Nhà hàng – Khách sạn – Đầu bếp – Nấu ăn

Du học Trung Quốc ngành Kỹ thuật: – Vận tải – – Xây dựng

Du học Trung Quốc ngành : Múa – Diễn viên – Điện ảnh – Đạo diễn – Biên tập phim – MC – Thanh nhạc – Ca sĩ

Du học Trung Quốc ngành Y tế sức khoẻ: – Nha sĩ –

Du học Trung Quốc ngành Nông nghiệp: – Chế biến và chăn nuôi – Nông nghiệp – Thuỷ sản – Hải Sản

Danh sách hồ sơ du học gồm
Hồ sơ yêu cầu
1. Bằng tốt nghiệp
Phổ thông trung học, cao đẳng, đại học
2. Học bạ – Bảng điểm
Học bạ /Bảng điểm Tổng kết điểm trung bình (GPA)GPA 7.0 điểm trở lên
3. Ngoại ngữ
Đại học: HSK4-5; Thạc sĩ – Tiến sĩ: HSK5-6
English: IELTS >6.0-7.5 ,TOEFL >80 ,GMAT,GRE
4. Giấy khám sức
Khám sức khỏe theo mẫu du học Trung Quốc
5. Lý lịch tư pháp:
Giấy xác nhận hoặc lý lịch tư pháp số 1
6. Hộ chiếu – Passport
Hộ chiếu Còn hạn tối thiểu 12 tháng
7. Bản khai thông tin
Khai chi tiết thông du học sinh, học vấn, gia đình…
8. Hình thẻ
Hình chân dung 4×6

THỦ TỤC XIN VISA DU HỌC TRUNG QUỐC 2023

+ Giấy báo, thư mời nhập học và Form JW201/JW202  (Bản gốc + Bản photo khổ giấy A4)
+ Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu (02 Bản photo khổ giấy A4)
+ Tờ khai xin visa Trung Quốc (Theo mẫu phát tại Lãnh sự/ Đại sứ quán Trung Quốc)
+ 02 ảnh 4×6 chụp trong thời gian gần nhất, nền trắng
+ Phí xin visa du học Trung Quốc 1 lần: Loại Phổ Thông: 685,000đ (60USD) – Loại Nhanh: 685,000đ (85USD) – Loại Gấp: 1,028,000đ (97USD)

VISA DU HỌC TRUNG QUỐC GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?

Visa X là loại visa được cấp cho học sinh, sinh viên đến Trung Quốc du học hoặc giáo viên đến học nâng cao trong thời hạn quy định.

1. Visa X1: cho khóa du học dài ngày

Visa X1 cấp cho du học sinh tham gia khóa học kéo dài hơn >180 ngày: khóa học tiếng Trung 1 năm, đại học, thạc sỹ hoặc tiến sỹ.

2.Visa X2: cho khóa du học ngắn hạn

Visa X2 cấp cho du học sinh tham gia khóa học ngắn hạn dưới <180 ngày: khóa học tiếng Trung bồi dưỡng Hán Ngữ, Trao đổi du học sinh, Học nghề..

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VISA DU HỌC TRUNG QUỐC – HONGKONG – MACAU

1. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Tp. Hồ Chí Minh – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: P1607-1609, Lầu 16, Saigon Trade Center, 37 Đường Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 1900 561599 – Email: [email protected]

2. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Hà Nội – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: Số 7 Tầng 7, Tòa nhà Trường Thịnh, Tràng An Complex, Số 1 Đường Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3275 3888 – Email[email protected]

3. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Đà Nẵng – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: Unit B, Tầng 8, tòa nhà Indochina Riverside Towers, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: (023) 6382 2211 – Email:[email protected]

Du học Trung Quốc có được đi làm thêm hay không?

Năm 2022 Chính phủ Trung Quốc đã cho phép du học sinh Quốc tế được phép làm thêm, nhằm mục đích kêu gọi nhiều du học sinh đến Trung Quốc học tập hơn. Tại các thành phố lớn như , Thượng Hải,… du học sinh có thể đi làm thêm, thực tập có lương ở bên ngoài. Nhưng bắt buộc phải có sự đồng ý của nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

Chính vì vậy việc đi làm thêm rất tốt cho những du học sinh. Giúp du học sinh quốc tế trau dồi được các kiến thức từ thực tiễn, học hỏi văn hóa và cách ứng xử của người Trung Quốc. Đặc biệt, điều này còn rất tốt cho những bạn có mong muốn học tập làm việc và phát triển sự nghiệp tại đất nước tỷ dân này.

Thời gian được phép làm thêm tại Trung Quốc?

Sinh viên Quốc tế được cho phép làm thêm trong và ngoài Trường học theo quy định thời gian như sau:

  • Trong thời gian đi học: không quá 8 giờ/tuần và không quá 40 giờ/tháng.
  • Trong kỳ nghỉ đông và hè: không quá 16 giờ/tuần và không quá 80 giờ/tháng.

Điều kiện và yêu cầu đi làm thêm tại Trung Quốc?

  • Sinh viên Quốc tế tham gia vào các hoạt động hỗ trợ lao động ngoài khuôn viên trường phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
  • (1) Tuổi từ 18 trở lên, đáp ứng các điều kiện thể chất cần thiết cho vị trí hỗ trợ học tập;
  • (2) Có giấy phép cư trú học tập hợp lệ trên lãnh thổ Trung Quốc và thời gian cư trú hợp lệ còn lại là hơn 06 tháng;
  • (3) Tuân thủ luật pháp và quy định của Trung Quốc và kỷ luật trường học;
  • (4) Sinh viên chuyên ngành, Nghiên cứu sinh sau đại học, Sinh viên bồi dưỡng, Học giả nghiên cứu đã học liên tục trong hơn 01 năm trong trường hiện tại;
  • (5) Thành tích học tập tốt và đáp ứng các yêu cầu của trường;
  • (6) Các điều kiện khác theo quy định của nhà trường.

Cách xin việc làm ở Trung Quốc?

Tìm kiếm việc làm thêm tại Trung Quốc ở đâu? Những trang web có việc làm thêm khi đến Trung Quốc là địa chỉ tìm việc tốt nhất của bạn. Ví dụ: http://www.zhaopin.com; http://www.58.com; http://www.51job.com; http://www.ganji.com;

Bạn cũng nên chịu khó ra phố, để tìm việc tại những quán ăn, cửa hàng, siêu thị,… Và một cách tốt hơn khác là hỏi những vị “tiền bối” đã từng học tập và làm thêm tại nơi mà bạn học.
Đó là cách tin tưởng nhất để tìm việc làm thêm.

NHẮN TIN TƯ VẤN – GỌI: 0868-183-298

THÔNG TIN DU HỌC TRUNG QUỐC 2023

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 12-01-2022 22:58:22

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top